SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage lên top hiệu quả

Table of Contents

I. SEO Onpage là gì?

SEO Onpage (còn hay được gọi là on-site SEO) – SEO trên trang là quá trình tối ưu hoá một số bộ phận trên trang web của bạn nhằm tăng hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm và thu hút được lượt tìm kiếm cao. Việc này bao gồm: nội dung trên trang, nhãn tiêu đề, mạng lưới liên kết nội bộ,…

Các công cụ tìm kiếm mà điển hình là Google nhìn vào từ khoá và các dấu hiệu SEO trên trang khác để đánh giá liệu trang web đó có phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Quan trọng hơn, nếu công cụ tìm kiếm kết luận trang web đó đem lại giá trị cho người dùng, thứ hạng của trang web đó sẽ được nâng cao.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về SEO trên trang, cách viết bài chuẩn SEO và đi sâu hơn về các tiêu chí thuộc SEO trên trang.

 

II. Chuẩn SEO là gì?

  • Các công cụ tìm kiếm sinh ra phục vụ cho nhu cầu giải đáp thắc mắc của người dùng, việc người dùng hài lòng với các kết quả tìm kiếm hàng đầu và quay trở lại thường xuyên hơn luôn là mục tiêu các công cụ tìm kiếm hay các thuật toán cập nhật hướng đến. 
  • Chúng ta cần biết rằng mặc định người dùng vào Google hoặc các công cụ tìm kiếm là họ đang cần giải quyết 1 vấn đề. Vì vậy nhiệm vụ của chủ các website là phải thực sự hiểu họ đang cần giải quyết vấn đề gì. Từ đó tập trung các cung cấp thông tin quan trọng nhất của landing page lên trên.
  • Trọng tâm của việc phân tích từ khóa SEO, xây dựng nội dung ĐẦU TIÊN phải là cung cấp thông tin ĐÚNG – có giá trị cho khách hàng chứ không phải tập trung đầu tiên vào việc bài viết dài hay ngắn. Các tiêu chí đánh giá nội dung của Google là quan trọng nhưng nó nên là bước cuối – review và điều chỉnh tối ưu thêm chứ không nên là mục tiêu để bám sát việc xuất bản nội dung.
  • Với các thủ thuật để qua mắt Google, nó có thể thành công trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài khi các thuật toán được cập nhật các nội dung không có chiều sâu trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng chắc chắn nó không còn giá trị và mất Top. 

Bạn có đang phạm sai lầm? Content Guideline của Ematic Solutions có thể sẽ hoàn toàn khác những gì bạn nghĩ về các tiêu chí xuất bản nội dung SEO.

# Hạng Mục Gợi Ý Tối Ưu Các Yếu Tố SEO Trong Bài Viết
1 Search Intent – Hiểu được ý định tìm kiếm, mục tiêu cuối cùng của người dùng sau các từ khóa
2 Keyword – Xác định từ khóa chính, bao quát chủ đề, có lưu lượng tìm kiếm cao nhất.
– Sử dụng nhiều từ khóa phụ liên quan, từ khóa dài.
3 Title – Khoảng 10 chữ, 55 – 60 ký tự.
– Từ khóa chính ở đầu câu.
4 Description – Khoảng 30 chữ, 155 – 160 ký tự.
– Có chứa Keyword chính.
– Nội dung bao quát, tóm tắt bài viết.
– Nên chứa các câu mời gọi.
5 Heading – Mục tiêu chính (Title, Heading 1) được xử lý bằng các mục nhỏ (Heading 2, Heading 3, …).
– Các Heading nên chứa Keyword liên quan tới bài viết.
– Mô tả ngắn gọn, súc tích, bao quát vấn đề.
6 Body Content – Đoạn đầu tiên của bài viết cần chứa từ khóa
– Nội dung mới hoàn toàn, mỗi đoạn trong bài viết dài khoảng 3 dòng.
– Chứa nhiều biến thể của từ khóa chính. Khoảng 100 chữ nên đề cập đến từ khóa chính hoặc từ khóa tương đồng.
– Nhấn mạnh các từ khóa quan trọng bằng thuộc tính bôi đậm (strong), in nghiêng (italic) để tạo sự nổi bật.
7 Image – Tên file hình trên máy tính cần mô tả nội dung của hình ảnh, mô tả kỹ càng. Ví dụ: black-puppy.jpg.
– Thẻ Alt text: Tương tự cách đặt tên file hình (có thể bỏ dấu “-“).
– Nén hình ảnh, giảm dung lượng ảnh trước khi tải lên.
8 Internal link – Từ 3-5 Internal link mỗi bài.
– Sử dụng cú pháp “site:domain.com + <từ khóa chính của bài>” để tìm bài viết liên quan trên Website.
– Chèn internal link vào các bài đã chọn, phù hợp ngữ cảnh.
– Thứ tự chèn internal link ưu tiên từ đầu bài – cuối bài.
– Ưu tiên internal link đến các trang sản phẩm.
9 External link – Link nguồn đến các tài liệu chính thống dẫn chứng trong bài.
– Các thông tin về chất hóa học, chất dinh dưỡng, tác động của chất đối với cơ thể người, hay các kết luận liên quan đến sức khỏe, số liệu khoa học – thống kê thì phải dẫn nguồn thông tin gốc từ các trang web – tổ chức chính thống.
10 URL – Có chứa từ khóa chính.
– Nên ngắn gọn bao quát nội dung bài viết.

III. Các tiêu chí tối ưu SEO Onpage

3.1. Nghiên cứu từ khoá (Keyword)

Nghiên cứu từ khoá là hoạt động quan trọng không thể không kể đến trong việc triển khai SEO bao gồm tìm kiếm, phân tích và sử dụng những cụm từ phù hợp để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Hoạt động nghiên cứu từ khoá cần thiết với tất cả các trường hợp SEO: 

  • Khi bắt đầu triển khai Website
  • Tìm kiếm thêm ý tưởng nội dung cho website
  • Tối ưu nội dung SEO trên website hiện tại

Hiện nay, có thể kể đến rất nhiều các công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu từ khoá như: Google Keyword Planner, Keywordtool.io, Google Suggest, Google Related Search, Keyword Surfer, Google Trends,.. 

Xem thêm: Offpage SEO là gì? Tìm hiểu thêm về Offpage SEO

Keyword SEO

3.2. Search Intent

Điều cần đặc biệt chú ý khi lên kế hoạch cho việc viết bài SEO đó là xem xét cẩn thận mục đích tìm kiếm của người dùng. Hai yếu tố tiên quyết cần phải đáp ứng đó là đảm bảo tính chất “chuẩn” và “SEO” của bài viết. Như ý chính đoạn trên có đề cập đến việc viết nội dung chuẩn SEO, cần lưu ý đặc biệt đến các câu hỏi: Nội dung bài viết đang giải quyết vấn đề gì, đã trả lời được thắc mắc của người dùng hay chưa. Trước khi bắt tay vào viết bài, chúng ta cũng cần phải phác thảo chân dung khán giả, những người sẽ đọc bài viết và là đối tượng mục tiêu chính bài viết nhắm đến. Để hoàn thành việc này cần: 

  • Nghiên cứu việc xuất bản nội dung của các công ty hàng đầu lĩnh vực.
  • Xây dựng bố cụ bài viết thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp từ khoá trên Google Search từ những kết quả hàng đầu.

Ngoài ra, để đáp ứng tiêu chí về SEO của bài viết, chúng ta cần tối ưu các tiêu chí SEO, sẽ được đề cập qua những mục dưới đây.

3.3. Tiêu đề (Title)

title

Khi tạo một thẻ tiêu đề chuẩn chúng ta cần chú ý đến một số tiêu chí sau:

  • Độ dài tối đa 60 ký tự (bao gồm cả khoảng trắng) để Google có thể hiển thị hết toàn bộ trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Nội dung thẻ tiêu đề nên chứa từ khoá, bắt đầu tiêu đề bằng từ khoá chính (sự nổi bật).
  • Mỗi trang nên có 1 tiêu đề duy nhất (unique title), tránh sử dụng cùng 1 tiêu đề cho nhiều trang.
  • Cấu trúc tối ưu cho thẻ tiêu đề:

<title>Từ khoá 1 | Từ khoá 2 | Brand (tên website)</title>

3.4. Mô tả meta (Meta description)

meta description

Miêu tả meta là yếu tố HTML được hiển thị ngay dưới thẻ tiêu đề trên trang kết quả tìm kiếm. Vì vậy, meta description đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện rõ nội dung chính của bài viết cũng như đáp ứng một phần nhu cầu tìm kiếm cơ bản của người dùng. Tương tự, khi tạo mô tả meta chúng ta cần chú ý đến các tiêu chí sau:

  • Độ dài tối đa 160 ký tự (bao gồm khoảng trắng).
  • Nên chứa từ khoá liên quan.
  • Mỗi bài cần có 1 Meta description riêng để tránh trùng lặp.
  • Nội dung Meta Description tối ưu tốt sẽ góp phần tăng CTR (tỷ lệ click chuột vào kết quả hiển thị) của người dùng khi tìm kiếm
  • Cấu trúc tối ưu cho Meta Description:

<meta name=”description” content=”Nội dung…” />

3.5. Thẻ tiêu đề trang (Heading)

heading

Thẻ Heading – thẻ tiêu đề cho nội dung trang là thành phần vô cùng cần thiết đối với cấu trúc trang, nhằm khái quát nội dung chính của trang web cho người dùng có một cái nhìn tổng quan và dễ dàng nắm bắt về chủ đề trên trang mà họ đang theo dõi. Ngoài ra các thẻ tiêu đề trang phụ (Subheading) cũng là thành phần không thể thiếu nếu SEOer muốn truyền tải nội dung đến người đọc một cách mạch lạc và theo sát phần mục lục.

  • Heading 1 là thẻ quan trọng nhất, nội dung thường chứa từ khoá. Mỗi trang nên sử dụng 1 thẻ H1 duy nhất.
  • Cần bố trí các thẻ Heading (thẻ tiêu đề) phù hợp (H1-H6) theo thứ tự logic, cấu trúc chuẩn, từ trên xuống dưới. Không nên sắp xếp thứ tự lộn xộn H3 trước H2, H5 trước H4.

3.6. Body Content

body content

Nội dung của bài, yếu tố quan trọng không kém cũng cần được lên chiến lược xây dựng chi tiết. Đối với Google Panda, thuật toán thông minh nhằm tôn vinh những trang web uy tín, chất lượng, những nội dung thiếu chiều sâu và sơ sài sẽ là đối tượng bị rơi vào “danh sách đen” đầu tiên. Hiện nay, để đạt thứ hạng cao, điều tối thiểu nội dung bài cần đáp ứng chính là triển khai đủ ý và mang lại giá trị cho người đọc. Để tối ưu nội dung bài, cần chú ý những mục:

  • Đoạn đầu tiên cần chứa từ khoá.
  • Nội dung bài phải mới hoàn toàn, mỗi đoạn cần dài tối thiểu 3 dòng.
  • Chứa nhiều biến thể của từ khoá chính. Khoảng 100 chữ nên đề cập đến từ khoá chính hoặc từ khoá tương đồng.
  • Nhấn mạnh các từ khoá quan trọng bằng thuộc tính bôi đậm (bold), in nghiêng (italic) để tạo sự nổi bật.

3.7. Hình ảnh (Image)

hình ảnh

Khi đọc nội dung trên trang, yếu tố hình ảnh sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc giữ chân người đọc vì dù nội dung có hấp dẫn đến đâu thì hình ảnh minh hoạ vẫn có thể gia tăng thêm giá trị cho bài viết đó. Hơn nữa, hình ảnh sẽ mở ra cơ hội để nội dung của bạn xuất hiện cao hơn trên Google Images – công cụ chiếm 22.6% thị phần tìm kiếm. 

Một số điểm khác cần lưu ý:

  • Google Bot không đọc được hình ảnh mà thông qua các thuộc tính của hình ảnh (thuộc tính mô tả nội dung hình hay còn gọi là alt+text).
  • Thiếu mô tả trong thẻ ALT Google sẽ không xác định được nội dung hình ảnh, làm giảm sự liên quan của nội dung.
  • Cần chú ý đến Image file name (tên tập tin hình ảnh).

3.8. Liên kết nội bộ (Internal link)

internal link

Việc xây dựng một mạng lưới liên kết nội bộ vững chắc và có tính hệ thống cao cùng những bài viết với nội dung tương quan sẽ không chỉ giúp trang web của bạn nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm mà còn cả trong tâm trí người đọc. Vì vậy, khi thiết lập các liên kết trên trang:

  • Nên liên kết đến các bài viết khác liên quan trên trang của bạn.
  • Cần sử dụng các liên kết chứa từ khoá (anchor text) một cách đa dạng, tự nhiên cho người đọc và Google Bot.
  • Liên kết nội bộ cũng thường được bố trí dưới dạng sản phẩm liên quan, tin tức liên quan.

3.9. Liên kết ngoài trang (External link)

external link

Không chỉ cần hệ thống liên kết nội bộ chất lượng, những liên kết trang ngoài cũng cần được đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng các trang nguồn uy tín và cung cấp thông tin khoa học, có giá trị nhằm gia tăng mức độ tín nhiệm đối với trang web của bạn. Các liên kết ngoài được dẫn nguồn có thể từ những trang thông tin nổi tiếng của Việt Nam, nước ngoài,… Đặc biệt, cần lưu ý phân tích thông tin rõ ràng để không gắn nhầm liên kết của đối thủ cạnh tranh của bạn.

3.10. Cấu trúc đường dẫn (URL)

url

Đường dẫn đến trang web hay các bài viết của bạn nên được thiết kế theo các tiêu chí thân thiện với Google và đảm bảo chứa từ khoá quan trọng đồng thời phải xúc tích và bao quát nội dung

Ví dụ: 

url ví dụ

Như vậy, tất cả 10 yếu tố trên cần phải được chau truốt kỹ càng và được kết hợp chặt chẽ để tạo ra các nội dung chuẩn SEO, góp phần giúp trang web của bạn tiến đến gần hơn với đối tượng bạn hướng đến.

 

IV. Quy trình xuất bản nội dung SEO

4.1. Quy trình triển khai viết nội dung SEO 

Tại Ematic Solutions, chúng tôi xây dựng quy trình các bước được thực hiện trôi chảy nhằm đảm bảo cả về hiệu suất cũng như chất lượng việc triển khai xuất bản nội dung SEO.

Bước 1: Team SEO gợi ý danh sách từ khóa chính hoặc chủ đề cần viết kèm theo các từ khóa liên quan.

Mẫu đính kèm: 

triển khai nội dung seo

Bước 2: Team Content sẽ Viết gợi ý bao gồm:

  • Title, Description và Heading 1.
  • Heading 2 và Heading 3.

Bước 3: Team SEO duyệt bố cục (song song việc thực hiện của team Content).

Bước 4: Từ các bài viết được duyệt bố cục Team Content sẽ hoàn thành nội dung bài viết và Up lên Website.

Bước 5: Team SEO duyệt bài viết lần cuối và nghiệm thu.

4.2. Yêu cầu đối với việc triển khai nội dung SEO:

Ở Bước 2: Team Content cần sáng tạo nội dung sao cho:

  • Tiêu đề, Description và Heading 1 khác biệt hoàn toàn so với các chủ đề có sẵn trên thị trường (100%). Có chứa từ khóa chính, nội dung bao quát, tóm tắt bài viết.
  • Cấu trúc Heading 2 và Heading 3 cần phải khác biệt so với các chủ đề có sẵn trên thị trường từ 50%.

Ở Bước 4: Team Content sau khi hoàn thành và Up nội dung lên Website thì yêu cầu nội dung phải:

  • Không được trùng lặp với tất cả các tài liệu có sẵn (mới 100% theo chấm điểm của: Spineditor.com).
  • Đoạn đầu tiên của bài viết phải chứa từ khóa chính, mỗi đoạn trong bài viết dài khoảng 3 dòng, mỗi đoạn nên chứa các biến thể khác của từ khóa chính.
  • Nhấn mạnh các từ khóa quan trọng bằng thuộc tính bôi đậm (bold), in nghiêng (italic) để tạo sự nổi bật.
  • Chèn từ 4 Internal Link đến các bài viết khác trên Website (Sử dụng cú pháp “site:domain.com <từ khóa chính của bài>” để tìm bài viết liên quan trên Website).
  • Hình ảnh phải đảm bảo có đầy đủ thẻ Alt text.

Như vậy, triển khai SEO Onpage cần đảm bảo các yếu tố quan trọng và đem lại những bài viết chất lượng có giá trị cao cho người đọc, từ đó thu hút thêm nhiều traffic cho website. Đó là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp cho việc lên kế hoạch và xuất bản nội dung chất lượng một cách liên tục, đều đặn. Ematic Solutions, với phương pháp tiếp cận toàn diện cân bằng giữa nội dung, kỹ thuật và trải nghiệm người dùng, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp từ nghiên cứu, lập kế hoạch, kiểm tra kỹ thuật, cho đến phân tích từ khoá, đề xuất các chủ đề xoay quanh từ khoá trọng tâm và xuất bản nội dung chất lượng đưa website của bạn lên Top Google. 

Tìm hiểu thêm về dịch vụ SEO của Ematic Solutions hoặc click vào link để được tư vấn miễn phí. 

Facebook
LinkedIn
Twitter
WhatsApp
Email

để nhận được những xu hướng mới nhất!

seo tổng thể là gì
SEO tổng thể là gì? Khác gì với SEO từ khoá

Ngày nay, với nhiều hình thức giải pháp SEO khác nhau sẽ mang về hiệu quả khác nhau, có thể biết đến như SEO tổng thể và SEO từ khoá. Vậy 2 giải pháp trên có gì khác biệt và đâu là phương pháp tốt nhất. Cùng Ematic Solutions tìm hiểu trong bài viết này!

Đọc thêm »